Cây vắp là loài thực vật thân gỗ có rất ít cá thể tại Việt Nam nên không nhiều người biết.
Gỗ cây vắp rất cứng, được xếp cùng nhóm với nhóm gỗ tứ thiết của nước ta.
Cây gỗ vắp có nhiều ở các nước Đông Nam Á và Nam Á, nên bạn có thể nghiên cứu nhập khẩu nó làm nguyên liệu sản xuất nội thất gỗ nhé!
Cây vắp
Cây vắp có tên khoa học Mesua ferrea Linn, là một loài thuộc họ Mù u của bộ thực vật Sơ ri. Cây vắp còn gọi là cây vấp.
Cây vắp là loài bản địa của các nơi có khí hậu ẩm ướt ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Malaysia.
Cây vắp là quốc thụ của nước Sri Lanka.
Vắp là cây thân gỗ trồng làm cảnh, cao trung bình từ 16 – 30m, đường kính thân 80cm – 1m.
Thân cây ngắn, có vỏ màu xám hoặc nâu đỏ. Vỏ cây mịn, dính một lớp màu cam nhạt.
Lá có màu đỏ khi còn non, mọc đối xứng (lá kép), hình elip thuôn đầu.
Hoa mọc thành chùm, hoa 4 cánh màu trắng hoặc hồng. Hoa nở vào tháng 3 – 7.
Quả có hình trứng dài 3 – 5cm, đường kính 2.5cm với đài hoa thẳng. Quả thường bị tách vỏ khi chín, có nhựa. Quả chứa 1 – 4 hạt.
Bạn tham khảo

Gỗ vắp
Gỗ vắp (gỗ dõi?) được xếp vào nhóm II trong bảng nhóm gỗ Việt Nam.
Gỗ cứng, nặng, độ bền cao và chất gỗ được đánh giá tốt như gỗ mun.
Gỗ có màu nâu đỏ, sẫm màu. Nó là nguyên liệu đóng tàu gỗ, công cụ nông nghiệp.
Ứng dụng
Cây vắp không chỉ sản xuất đồ gỗ, nó còn là dược liệu chữa trị nhiều bệnh.
Lá và hoa là thuốc giải độc khi bị rắn cắn hoặc bọ cạp chích.
Hoa chữa buồn nôn, ngứa, đổ mồ hôi và khát nước, hồng ban.
Xem thêm: