Cây gỗ bằng lăng cườm là một loài thân gỗ không có nhiều người biết, và trong đó không phải ai cũng biết chất gỗ tốt thế nào.
Gỗ bằng lăng cườm được xếp vào nhóm gỗ I trong bảng gỗ 8 nhóm tại Việt Nam, chứng tỏ có rất nhiều điều thú vị về loài này.
Cùng blog nghề gỗ tìm hiểu chi tiết về cây gỗ bằng lăng cườm nhé!
Cây bằng lăng cườm
Bằng lăng cườm còn có tên gọi khác là bằng lăng ổi, bằng lăng lá hẹp, thao lao.
Tên khoa học là Lagerstroemia angustifolia Pierre/ Lagerstroemia calyculata thuộc họ Bằng lăng, bộ Sim.
Bằng lăng cườm là cây thân gỗ cao tới 35m, đường kính thân 50 – 80cm có nhiều ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng và nhiều tỉnh Nam bộ.
Hoa nhỏ và cuống hoa tự có nhiều lông mịn, hoa lưỡng tính, cánh tràng 6 màu tím, đỉnh tròn.
Hoa nở vào tháng 6 – 7 và ra quả vào tháng 3 – 4 năm sau.
Quả bằng lăng cườm có hình quả trứng 5 – 6 ô, mỗi ô có nhiều hạt, hạt có cánh ở đầu.
Bạn tham khảo
Gỗ bằng lăng cườm
Gỗ bằng lăng cườm được xếp vào nhóm I trong bảng gỗ của Việt Nam, là nhóm gỗ rất nặng.
Gỗ thao lao rất cứng, nặng nhưng kém bền nếu để ngoài trời, dễ cưa xẻ nhưng gia công lại khó.
Gỗ có màu vàng xám hoặc hơi nâu, giác gỗ màu trắng. Độ cứng gỗ có tỷ trọng 0.9.
Phân biệt một số loài bằng lăng
Ngoài bằng lăng cườm còn có bằng lăng nước, sừng, xẻ…
Các loài này đều thuộc chi Bằng lăng nhưng đặc tính cây và sinh trưởng khác nhau.
- Bằng lăng nước: Tên khoa học là Lagerstroemia speciosa, hoa màu tím hoặc hồng đỏ;
- Bằng lăng xẻ (rất phổ biến): Còn gọi là bá tử kinh, bách nhật hồng, tên khoa học Lagerstroemia indica, loài cây bụi cao từ 3 – 5m, hoa nhiều màu như trắng/ hồng/ tím;
- Bằng lăng nhiều hoa: Tên khoa học Lagerstroemia floribunda, cao tới 15m. Hoa mọc theo cụm hình cái chuỳ, màu tím và trắng kết hợp.
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm: