Cây thông tre lá dài là loài thực vật ít được quan tâm trong sách đỏ IUCN.
Tại Việt Nam, thông tre lá dài sinh trưởng tự nhiên ở nhiều tỉnh.
Nghề gỗ sẽ chia sẻ tất cả hiểu biết của chúng tôi về cây gỗ thông tre lá dài. Bạn hãy xem chi tiết bên dưới đây nhé!
Cây thông tre lá dài
Thông tre lá dài có tên khoa học Podocarpus neriifolius thuộc họ Thông tre của bộ Thông.
Loài này còn có tên gọi khác như thông tre, kim giao trúc đào, thông tre Nepal, thông lông gà xuất hiện ở nhiều nước Đông Nam Á và cả Việt Nam.
Tại Việt Nam, cây rải rác ở vùng núi cao của tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
Đặc điểm sinh trưởng
Cây thông lá dài có chiều cao trung bình 30 – 45m, đường kính thân từ 10cm – 1m.
Vỏ thân cây có màu vàng nhạt, bong thành mảng sợi. Các cành mọc xiên hướng lên, hầu như không có cành chúc xuống.
Bạn tham khảo
Lá đơn nguyên, mọc xoắn, phần lớn tập trung ở đầu cành; phiến lá chất da, khá dày.
Nón hạt phấn hình trụ, không có cuống, mọc đơn hoặc mọc chụm 2-3 ở nách lá, thường cỡ 2,5-6 x 0,2- 0,3 cm.
Gỗ thông tre lá dài
Gỗ thông tre được xếp vào nhóm I trong bảng 8 nhóm gỗ ở Việt Nam.
Dù vậy, gỗ có trọng lượng nhẹ, dễ gia công nhưng không bền. Nó là nguyên liệu sản xuất đồ nội thất, nhạc cụ.
Tình trạng bảo tồn
Thông tre lá dài là loài ít được quan tâm trong sách đỏ thế giới, nó không phải loài bị đe doạ tuyệt chủng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, môi trường sống của thông tre lá dài tại các nơi trên đang mất dần.
Nó cũng được bảo vệ nghiêm ngặt tại khu bảo tồn Pù Mát (Nghệ An) và khu bảo tồn Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Cảm ơn bạn đã theo dõi!