Cây gỗ chò chỉ có chất lượng gỗ tốt nên được khai thác rất nhiều, nó đang bị mất môi trường sống và bị đe doạ nguy cấp.
Thứ hai là chò chỉ khác chò đen. Mặc dù chúng cùng họ Dầu nhưng đặc tính vẫn là hai loài khác nhau.
Một loài nữa là chò nâu, chò nâu bay cũng thuộc họ Dầu nên rất dễ nhầm lẫn.
Vì vậy Nghề gỗ sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về các dòng cây chò phổ biến để biết cách phân biệt chúng nhé!
Cây gỗ chò chỉ
Cây chò chỉ có tên khoa học Parashorea chinensis/ Shorea chinensis, loài thực vật có hoa thuộc họ Dầu phân bổ ở Trung Quốc và phía Bắc Việt Nam là nhiều.
Cụ thể chò chỉ bắt gặp nhiều ở Tuyên Quang (Na Hang, Chiêm Hoá), Vĩnh Phú (Thanh Sơn), Thanh Hoá (Quan Hóa), Nghệ An (Quỳ Châu), Hà Tĩnh (Hương Khê, Hương Sơn).
Chò chỉ còn có tên gọi khác là mạy kho, mạy khay.
Chò chỉ có thân gỗ to, có thân hình trụ thẳng, cao 45 – 50m, đường kính 0,8 – 0,9 m, chiều cao dưới cành đến hơn 30 m.
Vỏ cây màu xám, nứt dọc nhẹ. Thịt vỏ có màu vàng và hơi hồng, có nhựa và toả mùi thơm nhẹ.
Lá hình mác hay bầu dục, có lá kèm sớm rụng; gân bậc hai 15 – 20 đôi, song song, nổi rõ ở mặt dưới.
Mùa hoa chò chỉ là tháng 5 – 6, hoa nhỏ có mùi thơm đặc biệt. Quả chín vào tháng 7 – 9, có hình quả trứng nhưng mũi nhọn, gồm 2 cánh to 3 cánh nhỏ.
Gỗ chò chỉ
Gỗ chò chỉ tạm thời chưa được xếp trong nhóm gỗ của Việt Nam, tuy nhiên có chò đen xếp vào nhóm 2.
Gỗ chò chỉ có màu vàng nhạt hoặc hồng hồng, rất bền, có thể chịu được nước và không bị mối kể cả chôn dưới đất.
Gỗ cứng nhưng vẫn có thể nứt dọc thớ, có toả mùi hương nhẹ dễ chịu.
Họ Dầu
Chò chỉ là một loài thuộc họ Dầu, trong họ này còn có chò đen và chò nâu. Chúng là những loài hoàn toàn khác nhau!
Chò chỉ sinh trưởng chủ yếu ở Trung Quốc và phía Bắc Việt Nam, chưa được xếp loại nhóm gỗ.
Bạn tham khảo

Cây chò đen
Chò đen có tên khoa học Parashorea stellata, sinh trưởng chủ yếu ở phía Nam như Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đồng Nai.
Nó cũng sống ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar.
Gò có màu hồng nhạt, khá nặng và tương đối dễ chẻ. Gỗ chò đen được xếp vào nhóm 2, đặc điểm gần tương tự như gỗ sao đen.
Chò đen còn có tên gọi khác là chò, chò trai, chò lao, làng vu, lý mới.
Cây chò nâu
Còn gọi là chò nâu bay, tên khoa học Dipterocarpus retusus.
Mùa hoa chò nâu nở là tháng 1 – 2 và bắt đầu rụng vào tháng 5, có quả vào tháng 8 – 9.
Cây sinh trưởng ở phía Bắc Việt Nam là chủ yếu. Gỗ mềm dễ bị mối mọt.
Ứng dụng của gỗ chò chỉ
Chò chỉ có chất gỗ tốt nên được sử dụng làm đồ nội thất nhiều, chò chỉ đang bị mất môi trường sống do khai thác quá mức.
Nó hiện nằm trong nhóm các loài thực vật bị đe doạ ở mức nguy cấp (EN).
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm: