Cây gỗ thông hai lá dẹt là loài thực vật đặc hữu của Việt Nam.
Thông hai lá dẹt được cho là loài thực vật quý hiếm và độc đáo nhất chỉ có ở Việt Nam, hãy tìm hiểu những điều thú vị về loài cây gỗ này nhé!
Cây gỗ thông hai lá dẹt
Cây thông hai lá dẹt còn được gọi là Ngo rí, thông lá dẹt, thông Sri, thông ré.
Tên khoa học là Pinus krempfii/ Ducampopinus krempfii thuộc họ Thông của bộ Thông.
Phân bổ
Theo nghiên cứu thực vật Đông Dương thì cây thông lá dẹt được phát hiện sinh trưởng tự nhiên ở Lâm Đồng.
Cụ thể, tiếp cận được thông hai lá dẹt ở vùng cổng Trời trên dãy Hòn Nga thuộc xã huyện Lạc Dương, cách thành phố Đà Lạt 20km, khu phân bố có diện tích khoảng 750ha.
Ngoài hai vùng trên, thông hai lá dẹt còn có thể thấy ở một số nơi khác thuộc Lâm Đồng và Khánh Hòa.
Bạn tham khảo

Đặc điểm sinh thái cây
Cây thông hai lá dẹt có chiều cao từ 30 – 35m, đường kính thân khoảng 70cm, cá biệt có cây đường kính 3m.
Thân dưới lớn không có cành nhánh.
Khi cây nhỏ (tới 20 năm), lá cây dài từ 10 – 15cm và rộng bản. Khi cây trưởng thành, lá chỉ còn dài 4 – 5cm.
Nón cây xuất hiện vào tháng 4 – 5, hạt vào tháng 7 – 10 vào mùa mưa nên khó lấy được mẫu để nghiên cứu.
Cây thông hai lá dẹt sinh trưởng rất chậm, trung bình đường kính thân chỉ to thêm 1mm mỗi năm. Tức là cá thể có thân 2.5m có tuổi đời khoảng 1.500 năm.
Gỗ thông hai lá dẹt
Gỗ được xếp vào nhóm I trong bảng 8 nhóm gỗ của Việt Nam, mặc dù đặc tính mềm, nhẹ và ít nhựa.
Gỗ thông lá dẹt có màu vàng nhạt, đặc tính gia công tốt: Bám đinh ốc tốt, dễ đục đẽo.
Tình trạng bảo tồn thông lá dẹt
Thông hai lá dẹt được xếp vào nhóm loài thực vật dễ bị đe doạ tuyệt chủng.
Quần thể thông lá dẹt đang bị mất môi trường sống nhanh, một là do bị phá rừng làm nương rẫy, một là do bị khai thác và một nữa là do tự chết.
Cây thông lá dẹt mầm được nghiên cứu trồng ở vườn hoa Đà Lạt nhưng sinh trưởng rất kém.
Cây trung gian, cây nhỡ lại không có nhiều nên khó thay thế được quần thể thông lá dẹt trưởng thành đang mất dần.
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm: Những công dụng và đặc điểm gỗ thông