Cây gỗ sa mu dầu là loài thực vật hiếm tại Việt Nam, thuộc họ Hoàng đàn, bên cạnh nhiều loài cây thân gỗ quý hiếm khác.
Gỗ sa mu dầu nhẹ nhưng thơm, ít bị mối mọt nên được sử dụng làm nội thất gia đình.
Cây gỗ sa mu dầu
Cây sa mu dầu có tên khoa học Cunninghamia konishii Hayata, thuộc họ Hoàng đàn bộ Thông.
Nó còn có tên gọi khác như Sa mộc dầu, mạy lâng lênh, mạy lung linh, sa mộc quế phong.
Sa mu dầu là loài cây thân gỗ lá kim, có thể cao tới 40m hoặc hơn. Đường kính thân trung bình 80cm.
Cây sa mu dầu lớn nhất được ghi nhận cao tới 50m, đường kính thân tới 5.5m với tuổi đời 1500 năm (thông tin chưa xác nhận).
Tuổi đời trung bình của sa mu dầu cũng khá cao, khoảng 800 năm.
Sa mu dầu được tìm thấy rất nhiều ở Đài Loan và phía Nam Trung Quốc.
Tại Việt Nam mới phát hiện một số cá thể ở Nghệ An (Quế Phong: núi Phu Hoạt, Qùy Châu: Bù Huống, núi Pha Cà Tủn).
Bạn tham khảo
Gỗ sa mu dầu
Gỗ sa mu dầu được xếp vào gỗ cứng nhóm I trong bảng 8 nhóm gỗ của VN, cùng với nhiều loài khác như trắc, muồng, hoàng đàn, cẩm lai.
Dù vậy, gỗ sa mu dầu nhẹ và mềm, dễ gia công, kháng mối mọt rất tốt.
Gỗ có màu vàng nhạt đến trắng, dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ nội thất, sàn nhà và thậm chí quan tài.
Tình trạng bảo tồn
Sa mu dầu trên thế giới được xếp vào nhóm loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng do diện tích quần thể bị suy giảm quá 50% và liên tục.
Sa mu dầu tại Việt nam cũng được xếp vào loài sắp bị tuyệt chủng theo Nghị định 160/213/NĐ-CP.
Chi thực vật sa mu
Nói thêm một chút về chi sa mu. Trong chi này chỉ có 2 loài duy nhất là sa mu dầu và sa mu.
Tới đây nếu bạn không tìm hiểu kỹ sẽ dễ nhầm lẫn: Sa mu dầu là loài Nghề gỗ chia sẻ ở trên, sa mu là tên gọi của một loài khác nhưng không sinh trưởng tự nhiên ở Việt Nam.
Cụ thể: Sa mu (tên khoa học Cunninghamia lanceolata) còn gọi là thông mụ có nhiều ở Tứ Xuyên (TQ), Đài Loan.
Về cơ bản thì hai loài này không khác nhau nhiều, nên có thể hiểu gộp chúng là một.
Xin cảm ơn!
Xem thêm: