Gỗ trai lí rất cứng, dùng để làm thớt và đồ nội thất. Mối mọt không ăn loại gỗ này nên nó còn dùng làm sàn nhà.
Cùng blog gỗ tìm hiểu chi tiết hơn về cây gỗ trai lí tại Việt Nam và đặc tính của gỗ nhé!
Cây trai lí
Trai lí có tên khoa học Fagraea fragrans/ Fagraea cochinchinensis, thuộc họ Long đởm của bộ thực vật Long đởm.
Trai lí còn có tên gọi khác như cây trai, cây trai nam bộ. Cây xuất hiện ở nhiều nước như Bắc Ấn Độ, Bengal, Quần đảo Andaman, New Guinea.
Cây trai lí có nguồn gốc từ Singapore.
Bạn tham khảo

Trai lí có chiều cao cây trung bình khoảng 25m, đột biến có cây cao tới 55m, đường kính thân trung bình 30 – 60cm.
Lá cây có hình bầu dục, cuống lá và phiến lá mỏng. Hoa lưỡng tính, màu vàng và có mùi thơm. Cây ra hoa vào tháng 5 – 6.
Quả chín thường đỏ mọng, vị đắng và là thức ăn của dơi, chim chóc. Cây ra quả vào tháng 11 – 12.
Cây gỗ trai lí sinh trưởng tự nhiên rất chậm, tuổi đời trung bình 100 năm. Nó có thể sống ở vùng đất úng và kháng được sâu bệnh.
Gỗ trai lí
Gỗ trai lí được xếp vào nhóm I trong bảng 8 nhóm gỗ Việt Nam.
Gỗ cây rất cứng, có màu vàng. Nó là nguyên liệu sản xuất đồ nội thất gia đình và làm thớt gỗ như cây gỗ nghiến.
Ngoài ra, dân gian sử dụng lá cây để chữa sốt rét, kiết lị, chữa ghẻ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm:
Cây trai lý có phải cây chuồn không bác