Cây gỗ huỳnh đường là loài thực vật cho gỗ rất tốt, gần như là loài cây thân gỗ đặc hữu của Việt Nam và Campuchia.
Cùng blog nghề gỗ tìm hiểu chi tiết nhất về cây huỳnh đường hiếm của nước ta nhé!
Cây gỗ huỳnh đường
Cây huỳnh đường có tên khoa học Dysoxylum loureiri Pierre/ Epicharis loureiri, là loài thuộc họ Xoan bộ Bồ hòn.
Huỳnh đường còn có tên gọi khác như huỳnh đàn, xé da voi, sinh trưởng tự nhiên tại Gia Lai (K’ Bang, Trạm Lập), Lâm Đồng (Đà Lạt: Prenn, Krean).
Cây huỳnh đường cao từ 25 – 35m, đường kính thân khoảng 50 – 80cm.
Hoa có màu vàng, không có cuống, hình cầu và có nhiều lông tơ. Quả nang 3 ô có lông tơ, khi chín mở ra 3 cánh dài 2.5cm, mỗi ô có 1 hạt.
Huỳnh đàn nở hoa vào tháng 4 – 5, quả chín vào tháng 8 – 9. Cây sinh trưởng tốt ở vùng đất bazan hoặc sa phiến.
Bạn tham khảo

Gỗ huỳnh đường
Gỗ huỳnh đường được xếp vào nhóm I trong bảng gỗ VN, đồng thời nằm trong sách đỏ Việt Nam các loài “hiếm” (bậc R).
Gỗ màu vàng nhạt, lõi thẫm hơn, gỗ già màu nâu nhạt, khi đốt sẽ có mùi thơm như trầm.
Phân biệt huỳnh đường và hoàng đàn
Huỳnh đường và hoàng đàn phát âm tương đối giống nhau nên sẽ có nhiều người nghĩ chúng là một. Thực tế không phải
- Huỳnh đường thuộc họ Xoan, hoàng đàn thuộc họ Hoàng đàn bộ Thông;
- Huỳnh đường không bị cấm khai thác, hoàng đàn thì có;
- Huỳnh đường lá kép, hình bầu dục nhọn đầu còn hoàng đàn lá kim;
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm: