Cây gỗ thuỷ tùng là một loài đặc hữu trong sách đỏ Việt Nam cũng như thế giới, thuộc diện cấm khai thác và được bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Cùng blog nghề gỗ tìm hiểu về một trong những loài cây thân gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới hiện nay!
Cây thuỷ tùng
Cây gỗ thuỷ tùng còn gọi là thông nước, tên khoa học Glyptostrobus pensilis, là loài thực vật duy nhất còn lại trong chi Thông nước, họ Bụt mọc, bộ Thông.
Cây thuỷ tùng được ghi nhận có thể cao tới 30m, đường kính trung bình 60cm và có cá thể tới 1m.
Thuỷ tùng là một loài thực vật lá kim, có rụng lá.
Cây có rễ khí sinh mọc quanh thân, cao tới 30cm và có thể mọc lan ra tới 6 – 7m quanh gốc. Vì thế thuỷ tùng có thể sinh trưởng ngập nước quanh năm, ven sông hồ và dưới đầm lầy.
Trên thế giới hiện nay ghi nhận không còn quá 500 cây thuỷ tùng, bao gồm không quá 250 cây ở Việt Nam, số ít khác ở Lào và Trung Quốc.
Hai quần thể thuỷ tùng còn lại tại Việt Nam được bảo vệ nghiêm ngặt đều nằm ở Đaklak.
Bạn tham khảo
Gỗ thuỷ tùng
Gỗ thuỷ tùng được xếp vào nhóm IA trong bảng nhóm gỗ của Việt Nam, gỗ rất nặng và cứng, bền, đặc, không mối mọt, không cong vênh…
Gỗ thuỷ tùng có hai màu sắc chính là màu xanh đen/ xanh bích và màu đỏ/ vàng đỏ/ nâu đỏ.
- Thuỷ tùng xanh là do bị chôn, ngâm trong môi trường nước nhiều thập kỷ khiến gỗ màu đỏ tự nhiên chuyển sang màu xanh;
- Thuỷ tùng đỏ sống ở môi trường khô hơn, vẫn giữ được màu gỗ vàng đỏ/ nâu đỏ tự nhiên.
Giá bán thuỷ tùng xanh đắt hơn thuỷ tùng đỏ rất nhiều.
Tình trạng bảo vệ
Cây gỗ thuỷ tùng được xếp vào nhóm thực vật bị đe doạ cực kỳ nguy cấp (CR), sách đỏ VN ghi nhận cấm khai thác gỗ thuỷ tùng.
Cây thuỷ tùng lâu năm nhất được ghi nhận là Llangernyw tại phía Bắc xứ Wales.
Cây phân nhánh thành ba cây lớn, chiều cao trung bình tới 11m, đường kính thân mỗi cây khoảng 70 – 1m nhưng mất lõi nhiều.
Thông tin chưa chính xác nói rằng cây có tuổi đời từ 1.500 – 3.000 năm và có gắn liền với truyền thuyết Angelystor.
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm: