Cây du sam đá vôi là loài thực vật ít được quan tâm tại Việt Nam và Trung Quốc, nhưng gỗ của nó rất tốt và nặng.
Du sam thường sinh trưởng ở vùng núi đá vôi nên khó khai thác và vận chuyển. Chủ yếu du sam mất dần là do cháy rừng.
Tại Việt Nam, du sam được xếp vào nhóm gỗ I trong bảng gỗ của Việt Nam!
Cùng blog nghề gỗ tìm hiểu sâu hơn về loài thực vật này nhé.
Cây gỗ du sam
Cây du sam có tên khoa học Keteleeria davidiana/ Pseudotsuga davidiana/ Keteleeria calcarea, loài thuộc chi Du sam của bộ Thông.
Đây là một loài cây thân gỗ lá kim, dài từ 2 – 6cm. Cây tập trung chủ yếu ở các tỉnh của Trung Quốc: Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên và một ít ở bắc Việt Nam.
Du sam còn có tên gọi khác là cây ngô tùng, mạy kinh, thông dầu.
Bạn tham khảo

Cây du sam có thể cao từ 40 – 50m, đường kính thân 60 – 80cm hoặc hơn.
Nón cây (quả) có hình quả trứng ngược, dài 16 – 19cm và có nhiều “vảy”. Cây ra nón vào tháng 3 và chín vào tháng 10 – 12.
Cây du sam tại Việt Nam xuất hiện ở Cao Bằng (Hạ Lang), Bắc Kạn (Na Rì: Kim Hỷ).
Thân gỗ cây tương đối phẳng nhưng nứt dọc, bong thành từng mảng.
Gỗ du sam
Gỗ du sam tại Việt Nam được xếp vào nhóm gỗ I cùng các loài thân gỗ quý hiếm khác như cẩm lai, trắc, muồng đen và giáng hương.
Gỗ du sam mềm, có màu vàng nhạt, thớ mịn và thơm, dễ gia công nên được ưa chuộng để làm nhà và nhất là để đóng đồ gỗ hay ốp trần, tường.
Tình trạng bảo vệ
Được xếp vào nhóm loài thực vật ít được quan tâm trong sách đỏ IUCN, nhưng được xếp vào nhóm loài bị đe doạ nguy cấp trong sách đỏ VN (chưa chính xác?).
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm: