Gỗ cao su là một loại gỗ giá rẻ, độ bền tự nhiên không cao nhưng sau khi được gia công chế biến thì chất lượng của nó được cải thiện rất nhiều.
Chất lượng cây gỗ cao su ở mức trung bình khá, có thể ứng dụng làm đồ nội thất gia đình và văn phòng như bàn ghế, tủ kệ…
Qua bài viết này, Nghề gỗ sẽ giúp bạn tìm hiểu 100% tất tật về cây gỗ cao su, đặc điểm của nó và ảnh hưởng tới sinh thái tự nhiên thế nào.
Khái niệm gỗ cao su
Gỗ cao su là loại gỗ được sản xuất 100% từ cây cao su tự nhiên. Đây là loại gỗ tự nhiên cực kỳ phổ biến ở nước ta, chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Cây gỗ cao su
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam và có dấu hiệu sinh trưởng lần đầu tiên vào năm 1897, bắt đầu một thế kỷ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp cao su tại nước ta.
Cây cao su là cây thân gỗ nhưng được dùng để lấy nhựa cây, làm nguyên liệu cho công nghiệp cao su và nhựa tự nhiên.
Cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, có thể cao tới trên 30m nhưng thân nhỏ.
Xem thêm:
- Gỗ ghép là gì? Ứng dụng của gỗ ghép
- Có nên dùng sàn nhựa giả gỗ không
- Câu hỏi sử dụng gỗ cây cao su có tốt không(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)

Cây trồng sau 5 – 6 năm là có thể khai thác nhựa cây, mạch nhựa của cây có hình xoắn ốc thấp dần từ phải sang trái.
Kỹ thuật rạch vỏ cây để lấy nhựa phải vuông góc với mạch nhựa cây, tức là vết rạch phải thấp dần từ trái sang phải thì sẽ không làm chết cây.
Cây cao su có thể khai thác nhựa (mủ) trong 20 – 25 năm, tức là cây trưởng thành được 30 năm sẽ hết mủ!
Lúc này gỗ cây cao su mới có giá trị mua bán lớn nhất vì hai lý do: Gỗ đủ lớn và hết nhựa, đủ điều kiện gia công sản xuất trong ngành gỗ.
Đặc điểm gỗ cao su
Gỗ cao su là loại gỗ nhẹ, có độ bền kém, dễ bị mối mọt và cong vênh khi nhiệt độ thay đổi.
Loại gỗ này được xếp vào nhóm VII trong bảng 8 nhóm gỗ của Việt Nam, tức là loại gỗ kém chất lượng mà nhẹ, dễ bị mối mọt dễ bị cong vênh khi khai thác gia công.
Mặc dù vậy, cây gỗ cao su sau khi được chế biến qua bảo quản và xử lý thành phẩm có chất lượng khá ổn.
- Dẻo dai;
- Thân thiện với môi trường: Không dễ cháy, tàn tro không độc hại với môi trường;
- Không thấm nước trong nhiều điều kiện;
Cây gỗ cao su 30 năm có màu vàng trắng nhạt rất sáng màu. Vân gỗ nổi màu hơi đậm, nhìn chung gỗ khá đẹp về mặt thẩm mỹ.
Trọng lượng: Cây gỗ cao su có trọng lượng khoảng 570 – 630kg/ m3, khá là nhẹ.
Giá bán gỗ cao su cũng rất rẻ, giá bán theo cây tham khảo là 1.5 triệu đồng/ cây.
Bạn tham khảo

Cách gia công gỗ cao su ghép thanh
Một đặc điểm nữa là cây gỗ cao su có thân nhỏ, đường kính ~ 40 cm nên chủ yếu được dán ghép thanh.
Cao su sau khi đốn hạ lấy gỗ sẽ được xẻ thành các thanh gỗ hoặc ván gỗ nhỏ, sau đó các thanh gỗ này sẽ được ghép lại mà Nghề gỗ gọi đó là giai đoạn ghép thanh.
Công đoạn này đôi khi lại giúp cây gỗ cao su hạn chế được một số nhược điểm như dễ nứt vỡ, tăng độ cứng cáp cho thành phẩm.
Kỹ thuật ghép thanh có 3 cách như sau:
- Ghép song song: Các thanh gỗ có cùng chiều dài hoặc chiều rộng và ghép song song với nhau;
- Ghép nối đầu (finger): Xẻ đầu thanh gỗ hình răng cưa so le với một thanh gỗ khác, sau đó ghép và cố định chúng lại;
- Ghép cạnh: Tương tự như cách trên, khác ở chỗ răng cưa sẽ đi dọc theo chiều dày của ván gỗ thay vì dọc chiều rộng.
Các kỹ thuật này đều sử dụng nguyên liệu phụ trợ như keo dán gỗ, dán ép để cố định chắc chúng lại.
Ứng dụng gỗ cao su
Gỗ cao su sau khi được gia công chế tác thành phẩm có chất lượng khá ổn, được ứng dụng làm đồ gỗ nội thất như bàn ghế ăn, bàn học, bàn làm việc, đôi khi có thể là tủ bếp và thậm chí là giường ngủ.
Nhưng gỗ cao su được sử dụng nhiều nhất làm gỗ pallet kê hàng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi!