Nếu từng đặt chân đến đất nước Nhật Bản, chắc chắn có lần bạn đã được nhìn thấy Ukiyo-e, còn gọi là tranh phù thể, một loại tranh khắc gỗ truyền thống nổi tiếng trong vô vàn loại hình nghệ thuật của xứ sở Mặt Trời mọc.
Ukiyo- e (浮世絵: Phù Thế Hội) “những bức tranh của thế giới nổi” là một loại tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản được ra đời trong khoảng thế kỷ từ 17 đến 20, trong đó mô tả những chủ đề về phong cảnh, những câu chuyện trong lịch sử, về các nhà hát hay các khu vui chơi giải trí. Đề tài trong Ukiyo-e thường là đề tài về hưởng thụ, với những cảnh chính diễn ra trong nhà hát, quán ăn, phòng trà và nhân vật chính thường là kỹ nữ, diễn viên, geisha hoặc là sumo…
Ở châu Á và thế giới nghệ thuật, nó được hiển thị như một giai điệu cụ thể và um tùm, sau ba trăm năm, tác động sâu của châu u và châu Á, từ thế kỷ mười chín châu u bậc thầy thể loại cổ điển ấn tượng Zhu cũng không thay đổi tùy thuộc vào phong cách như vậy cảm hứng, như vậy Ukiyo-e có giá trị nghệ thuật cao.
Lịch sử nghệ thuật khác tranh gỗ Nhật Bản
Nghệ thuật khắc gỗ ukiyo-e bắt nguồn từ thời kì Edo (1600-1868) dưới sự thống trị của Mạc phủ Tokugawa, một thời kỳ mà nước Nhật có thể nói là tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Cái tên Ukiyo-e bắt nguồn từ Ukiyo, với chữ uki nghĩa là “ưu” trong Phật giáo đã chuyển thành chữ uki nghĩa là “phù”. Đó là một thế giới nơi mà con người chỉ quan tâm đến những thú vui hưởng lạc, thả trôi theo dòng đời. Ukiyo-e, đúng với cái tên của nó, là một hình thức nghệ thuật gắn liền với sự hưởng thụ, lấy đề tài là nhà hát, quán ăn, phòng trà, với nhân vật chính là các diễn viên và kỹ nữ.
Xem thêm: Văn hóa tranh điêu khắc gỗ Trung Quốc(Mở trong cửa số mới)
Nhiều tác phẩm của các hoạ sĩ như Utamaro và Sharaku trên thực tế là những tấm hình quảng cáo cho các màn diễn mới ở nhà hát, hoặc chân dung các nghệ sĩ nổi tiếng, các geisha được yêu thích… Trong suốt nửa sau thế kỷ 17, hình thức hội hoạ này trở nên cực kỳ phổ biến ở trung tâm Edo, bắt đầu từ những tác phẩm đơn sắc sumizuri-e của Hishikawa Moronobu vào thập kỷ 70. Đầu tiên người ta dùng mực Ấn đô, sau đó dùng bút lông tô màu lên theo phương pháp thủ công. Mãi cho đến thế kỷ 18, Suzuki Harunobu mới phát triển phương pháp để tạo ra nishiki-e, tranh khắc gỗ màu.
Ban đầu Ukiyo-e chỉ là tranh vẽ nhưng đến thế kỉ XVIII thì tranh khắc gỗ với các đề tài ukiyo (ukiyo- phù thế- là cách hình dung về cuôc đời như một cỗi phù sinh vô thường, do vậy cần tận hưởng nó trong từng khoảnh khắc) trở nên phổ biến, đến mức danh từ Ukiyo-e hầu như được dùng chỉ riêng loại tranh khắc gỗ như môt nghệ thuật mới dành cho đại chúng. Nói tới các bậc thầy tiêu biểu của thể loại tranh này, không thể không nhắc đến Hokusai.
Với di sản năm trăm tập tranh chứa tới 30.000 bức, Hokusai đúng là một con người cuồng họa như ông vẫn thường tự xưng; Gakyojin (họa cuồng nhân). Hokusai xuất thân từ tầng lớp thủ công, là con của một người làm gương. Ông nghiên cứu kĩ thuật của các trường phái hội họa khác nhau ở Nhật Bản và cả tranh khắc Hà Lan. Phong cách của ông phần nào mang dấu ấn của hội họa phương Tây nhưng rồi sau nay chính tranh của ông lại tác động lại nền hội họa ấy.
Quy trình có một bức tranh khắc gỗ Nhật Bản
Những loại gỗ phổ biến đều có thể chế tạo thành tác phẩm nghệ thuật (trừ gỗ thông,…), trong đó phổ biến nhất là ván ép gỗ công nghiệp. Bề mặt gỗ phải được mài phẳng và làm nhẵn hoàn toàn. Để loại bỏ gỗ ở những phần không in, người ta dùng dao khắc gỗ.
Một bộ dao khắc gỗ cung cấp các đầu dao khắc khác nhau, gồm:
– Dao mỏng dùng để khắc các đường viền (A)
– Dao trổ dùng để tạo rãnh chữ V (B)
– Dao khắc dùng để khắc các đường thẳng và đường song song (C)
– Cây đục bán nguyệt để cắt bỏ đi những phần lớn không phải in (D).
Một số công nghệ hiện đại như máy phay, máy cưa, khắc laser, khắc CNC…ngày nay cũng được áp dụng để tạo chế bản khắc gỗ. Sau khi đã khắc xong chế bản in, mực in được phủ đều bằng con lăn. Tranh in (giấy có khả năng hút nước) được in bằng cách ép lên bản khắc gỗ. Lực ép cần phải phân bổ đều trên mặt giấy bằng cách xoa đều bằng tay hay đi qua máy ép.