Trung Quốc không chỉ nổi tiếng là quốc gia có lịch sử văn hóa lâu đời mà đất nước này còn được biết đến là quốc gia sáng tạo ra nghệ thuật điêu khắc gỗ nổi tiếng. Những bức tranh điêu khắc gỗ Trung Quốc được biết đến thông qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân gỗ và được phát triển ra toàn châu Á.
Nghệ thuật điêu khắc gỗ Trung Quốc có từ lâu đời
Nhắc đến nền nghệ thuật điêu khắc gỗ không thể không nhắc tới Trung Quốc. Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiê cứu về nghệ thuật điêu khắc gỗ của Trung Quốc và được ghi nhận từ khoảng 7000 năm trước đây trong thời kỳ đồ đá mới.
Phân loại nghệ thuật điêu khắc gỗ Trung Quốc
Nghệ thuật điêu khắc gỗ Trung Quốc được chia thành nhiều loại khác nhau: điêu khắc nội thất, điêu khắc nghệ thuật và điêu khắc kiến trúc.
Hoặc có thể được chia theo tính chất gỗ như: điêu khắc trên các loại gỗ cứng, điêu khắc trên các loại gỗ mềm, điêu khắc trên gỗ nhãn, gỗ hoàng dương và gỗ long não.
Hoặc có có thể chia theo hình thức hoàn thành sản phẩm như tượng gỗ mạ vàng, tượng gỗ sơn màu và tượng gỗ sử dụng màu tự nhiên của loại gỗ.
Nghệ thuật điêu khắc DongYang là nổi bật nhất
Nhắc đến nghệ thuật điêu khắc gỗ ở Trung Quốc không thể không nhắc tới nghệ thuật điêu khắc gỗ DongYang. DongYang là một thành phố nằm tại tỉnh Chiết Giang Trung Quốc, gần kề Thượng Hải nối tiếng với nghệ thuật điêu khắc gỗ.
Đây là một trong những trung tâm gỗ lớn sản xuất và điêu khắc gỗ từ thời nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644 – 1911) cho tới tận bây giờ. Xuyên suốt tên gọi DongYang là cả một bề dày lịch sử.
Nghệ thuật điêu khắc DongYang xuất hiện từ thời nhà Đường nhưng phải đến thời kỳ nhà Thanh nghệ thuật này mới được ghi nhận là hưng thịnh nhất. Thể hiện rõ nhất ở các công trình kiến trúc như: Thành phố Tô Châu, Hàng Châu, An Huy, cung điện Bắc Kinh. Cho đến nay, nhiều công trình vẫn còn được lưu giữ và bảo vệ.
Đặc điểm của nghệ thuật khắc gỗ này chính là sử dụng gỗ màu trắng là loại gỗ thủ công cao cấp nhất tại Trung Quốc. Về kỹ thuật, người ta sử dụng kỹ thuật đắp nổi theo hiệu ứng không gian ba chiều và mang nhiều hình ảnh ý nghĩa.
Nghệ thuật điêu khắc gỗ DongYang được sử dụng chủ yếu để trang trí nhà cửa và đồ nội thất với miêu tả chủ yếu là thực tế của con ngựa phi nước đại, cây cầu, hoa sen và hình người.
Sự biến tấu thành tranh điêu khắc gỗ Trung Quốc
Cho đến ngày nay, nghệ thuật điêu khắc gỗ Trung Quốc vẫn còn rất phổ biến và được nghệ nhân điêu khắc biến tấu thành tranh điêu khắc gỗ Trung Quốc. Đây cũng là điều dễ hiểu khi mà nghệ thuật điêu khắc đã được phổ biến rộng rãi và đi sâu vào trong tâm thức người dân trở thành biểu tượng văn hóa không thể thiếu khi nhắc về Trung Quốc.
Tuy nhiên, để tạo ra một tác phẩm điêu khắc hông hề dễ dàng phải mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Chính vì vậy, không phải bất cứ người yêu nghệ thuật nào cũng có thể sở hữu một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc như mong muốn.
Vì lẽ này, nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng nghệ nhân tài hoa với kinh nghiệm lâu năm đã biến tấu điêu khắc trở thành bức tranh điêu khắc đẹp và phù hợp với thu nhập, sở thích của người dân.
Tranh điêu khắc gỗ Trung Quốc sử dụng phổ biến ở Việt Nam
Hiện tại, ở Việt Nam ảnh tiếp thu khá nhiều nền văn hóa điêu khắc gỗ từ Trung Quốc đặc biệt trong trường phái điêu khắc gỗ cứng thường thấy như các pho tượng gỗ Di Lặc, Tượng gỗ Quan Công, Tượng Gỗ Tam Đa, tượng gỗ Quan Âm … mà chúng ta thường thấy nhiều nhất trong các đền chùa hay bàn thờ gia đình hằng ngày. Điều này thể hiện rõ nhất trong vòng 20 năm Mỹ thuật Đông Dương (1925- 1945) đã xuất hiện một số tranh khắc gỗ nổi tiếng như:
Bến thuyền sông Hồng của An Sơn Đỗ Đức Thuận, Gội đầu của Trần Văn Cẩn và bộ tranh khắc gỗ về Truyện Kiều hội tụ những họa sỹ bậc nhất thời bấy giờ như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Tường Lân, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Tôn Thất Đào…
Không chỉ dừng lại ở điêu khắc nguyên bản, những mẫu tranh điêu khắc gỗ Trung Quốc còn được biến tấu, sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt trong trang trí nội thất, nhà ở, cửa hàng, nhà hàng, khu vui chơi,…Sự tiếp thu này không khiến chúng ta bị hòa tan mà đây chính là nền tảng phát triển một phong cách điêu khắc gỗ Việt Nam độc đáo.
Xem thêm: