Gỗ sưa là loại gỗ 1A trong bảng nhóm gỗ của Việt Nam, tức là diện cấm khai thác và cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Gỗ sưa chính là trắc thối Giao Chỉ, cách đây hàng ngàn năm lịch sử từ thời Hùng Vương.
Nói sơ qua vậy để thấy gỗ sưa là loại gỗ quý hiếm như thế nào, vì thế hãy tìm hiểu về nó qua bài viết chia sẻ của Nghề gỗ bên dưới đây nhé.
Tất tần tật hiểu biết về gỗ sưa!
Cơ bản về gỗ sưa
Cây gỗ sưa
Cây sưa có tên khoa học Dalbergia tonkinensis, còn được gọi là cây trắc thối/ cây huệ mộc vàng.
Cây gỗ sưa là một loài thực vật thuộc họ Đậu, có giá bán gỗ thuộc #Top 2 thế giới!
Gỗ sưa là gì
Gỗ sưa là loại gỗ quý hiếm cấm khai thác ở Việt Nam, được dùng làm bàn ghế nội thất cho vua quan ở Trung Quốc. Gỗ sưa là loại gỗ được chọn để đóng quan tài cho các đời vua Trung Hoa.
Gỗ sưa còn được gọi là gỗ trắc thối vì tàn tro của nó có mùi khá khó chịu.
Đặc điểm cây gỗ sưa
Cây gỗ sưa là loại cây thân nhỡ, chỉ cao khoảng 6 – 15m với những đặc điểm như sau.
Banj tham kharo

Sinh trưởng
Sưa, hay trắc thối là loại cây thân gỗ thuộc họ Đậu, sinh trưởng ở mức trung bình khi chỉ cao tới 15m.
Sưa là loại cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Phân bố ở đai độ cao tuyệt đối dưới 500m. Trong tự nhiên tìm thấy trong rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa.
Phân bổ
Cây sưa phân bổ chủ yếu ở Việt Nam nhiều nhất ở Gia Lai, các tỉnh Tây Nguyên , ngoài ra nó được tìm thấy rải rác ở Hải Nam của Trung Quốc (ở đây người ta gọi là hoàng đàn – huỳnh đàn). Một số cây trồng ở trước cổng lăng chủ tịch, hoặc ven bờ hồ Hoàn Kiếm bạn tham khảo.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về gỗ hương đá là gì?
- Những ưu, khuyết điểm của gỗ tự nhiên(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Đặc tính cây gỗ sưa: Thân, hoa , lá…
Thân cây gỗ sưa có dạng hợp trục, vỏ thân cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Cành non màu xanh, có lông mịn thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi là kép có từ 9-17 lá chét.
Hoa mọc ra từ nách lá, thường xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ. Hoa tự tán gồm nhiều bông màu trắng hoặc vàng, mùi thơm nhẹ nên được trồng nhiều ở ven đường.
Đặc điểm cây gỗ sưa
Lý do khiến gỗ sưa nằm trong nhóm gỗ cấm khai thác, không chỉ ở số lượng đang giảm mạnh mà còn ở đặc điểm của cốt gỗ. Với những đặc điểm này, không sai khi nói gỗ sưa còn đắt hơn vàng!
Gỗ sưa nhóm mấy
Gỗ sưa thuộc nhóm 1A trong bảng 8 nhóm gỗ của Việt Nam, đây là nhóm gỗ cực kỳ quý hiếm, cấm khai thác và thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt.
- Đặc điểm nhóm gỗ: Nhóm gỗ 1A bao gồm các loại gỗ quý hiếm, nặng, rất cứng chắc, gia công không dễ dàng.
Đặc điểm chi tiết
- Trọng lượng của gỗ sưa dao động khoảng 1.030kg/ m3, tức là nặng hơn nước ngọt.
- Gỗ sưa có màu đỏ nhạt với các loại cây trưởng thành có thể khai thác, màu đỏ thẫm đối với gốc 50 – 60 năm và màu tím đối với cây vài trăm năm tuổi;
- Vân gỗ sưa 4 lớp, từng lớp từng lớp rất đẹp.
Mùi hương của gỗ sưa
Một trong những đặc điểm thú vị nhất của gỗ sưa chính là mùi thơm. Gỗ sưa có mùi hương nhẹ dịu, và không bay hết mùi dù trong thời gian dài. Tuy nhiên khi đốt gỗ sưa thì tro tàn có màu trắng đục, mùi khá khó chịu và hắc nên còn được gọi là trắc thối.
Đánh giá chất lượng gỗ
Mặc dù nằm trong nhóm 1A gỗ quý cần bảo vệ, nhưng gỗ sưa vẫn chưa phải là loại gỗ cứng chắc và nặng như lim hay gụ. Tuy vậy ngâm gỗ sưa trong nước hoặc bùn vẫn không mất mùi, không bay màu gỗ và không thấm nước.
Giá bán gỗ
Gỗ sưa bán theo kg hoặc đấu giá, mức giá cách đây nhiều năm là 14 triệu đồng/ kg, còn bây giờ chắc chắn sẽ cao hơn. Giá một gốc sưa trưởng thành bây giờ chắc chắc không dưới tiền tỷ!
Tác dụng gỗ sưa
Nhiều lời đồn đại cho rằng gỗ sưa có tác dụng chữa bệnh và phong thuỷ.
Gỗ sưa được tin là có khả năng khai thông kinh mạch huyệt đạo, lưu thông khí huyết, hoạt huyết lên não làm tăng trí nhớ, giảm các cơn đau đầu, thư giãn cơ thể, làm diệu các dây thần kinh.
Gỗ sưa lành tính, nên nhiều người có thể sử dụng. Đương nhiên đeo vòng tay gỗ sưa hoặc trang trí bằng nội thất gỗ sưa cũng được tin là sẽ mang lại may mắn và tài lộc.
Những lời đồn trên được lan truyền dựa trên sự thật về sức khoẻ của những cụ già sống trong nhà bằng gỗ sưa ở Trung Quốc. Tuy nhiên chưa có chuyên gia Việt Nam và Trung Quốc nào chính thức khẳng định các tác dụng trên của gỗ sưa.
Các loại cây gỗ sưa
Hiện nay có hai loại chính là gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng, ngoài ra còn có sưa đen và sưa vàng ít phổ biến hơn và phân biệt chúng chủ yếu dựa vào màu gỗ.
Cây sưa đỏ
Cây sưa đỏ là loại cây gỗ quý, ruột cây có màu nâu đỏ, hoa sẽ mọc thành chùm, cánh nhỏ và có màu vàng nhạt. Hoa cây sưa đỏ có màu trắng, lá đậm màu, vân gỗ 4 mặt và có thể chiết xuất tinh dầu từ gỗ sưa đỏ.
Gỗ sưa đỏ chính gốc ngày xưa là gỗ trắc thối, được dùng để đóng quan tài cho các vua chúa Trung Quốc, vì nó có thể bảo quản xác không bị thối rữa.
Có nhiều vụ đấu giá gỗ sưa ở Gia lai, Bắc Ninh, Hải Phòng với giá trị hàng chục tỷ đồng cách đây nhiều năm, thậm chí lên tới hàng trăm tỷ ở Chương Mỹ.
Cây gỗ sưa trắng
Trái ngược hoàn toàn với sưa đỏ, sưa trắng lại được coi là cây gỗ “rẻ bèo” sẵn sàng bị chặt bất cứ lúc nào. Sưa trắng còn có tên gọi là thàn mát, cho hoa màu trắng nhưng được cho là có mùi độc nên không tốt khi trồng ở ven đường.
Nếu sưa đỏ cao tới chục triệu đồng/ kg thì sưa trắng lại thấp tới vài chục ngàn/ kg. Gỗ sưa trắng không thơm như sưa đỏ, vân gỗ và các thức khác cũng không bằng.
Cây sưa vàng
Sở dĩ có sưa vàng là vì ngoài hoa trắng thì giống cây sưa còn có loại hoa vàng, nên gọi là sưa vàng. Bạn có thể chiêm ngưỡng những cung đường sưa vàng lãng mạn nhất ở Quảng Nam, nó còn có tên là hương vườn.
Trên đây là tất tần tật các hiểu biết của Nghề gỗ về cây gỗ sưa, bạn nên tìm hiểu. Nếu bạn muốn đọc những kiến thức về gỗ chi tiết như thế này, thì nhớ ghé thăm blog của Nghề gỗ thường xuyên hơn nhé!